Chúng tôi cung cấp đá Lai Châu chuyên nghiệp - Liên hệ 0904526030

Tìm hiểu về độ cứng của khoáng vật nói chung và của đá nói riêng

Độ cứng của khoáng vật

Đá hay khoáng vật nói chung phân biệt theo độ cứng đều dựa trên thang đo độ cứng tương đối Mohs. 

Thang đo độ cứng Mohs được công bố bởi nhà khoáng vật học người Đức Friedrich Mohs vào năm 1822. 

Ông đã xác định độ cứng của 10 khoáng vật có sẵn bằng phương pháp đối kháng tương đối để xác định xem khoáng vật nào cứng hơn khoáng vật nào. Phương pháp này hiểu đơn giản là dùng khoáng vật này tác động nên khoáng vật kia, nếu khoáng vật nào bị phá vỡ trước thì khoáng vật đó mềm hơn. Độ cứng của khoáng vật được sắp xếp theo thứ tự với 10 loại mẫu khoáng vật theo bảng Mohs nên trong thực tế muốn biết độ cứng tương đối của một khoáng vật, bạn phải so sánh trực tiếp chúng với các khoáng vật nêu tên trong thang đo.
Thang đo Mohs chỉ đơn giản là sắp xếp các mẫu khoáng vật có độ cứng tương đối từ 1 đến 10, độ cứng tuyệt đối của các khoáng vật này hoàn toàn không tỷ lệ theo hệ thập phân. Ví dụ Oxit nhôm (Corundum – Al2O3) cứng gấp hai lần đá hoàng ngọc (Topaz – Al2SiO4(OH-,F-)2) nhưng kim cương có độ cứng gần gấp 4 lần so với Oxit nhôm, mặc dù trong thang đo Mohs các khoáng vật trên có độ cứng là: kim cương: 10; Oxit nhôm; 9; topaz: 8.
Dựa trên các mẫu khoáng vật có sẵn Friedrich Mohs đã công bố thang độ cứng tương đối của các khoáng vật như sau:




1

2

3

4



















Trong thực tế bạn có thể hình dung độ cứng đơn giản như sau:

  • Móng tay của bạn có độ cứng theo thang đo Mohs khoảng 2.
  • Một đồng xu bằng đồng có độ cứng theo thang đo Mohs khoảng 3.
  • Lưỡi dao có độ cứng theo thang đo Mohs khoảng 5.
  • Vật liệu kính có độ cứng theo thang đo Mohs khoảng 5,5.
  • Thép tấm loại tốt có độ cứng theo thang đo Mohs khoảng 6,5.